Sau cách mạng văn hóa Nghê Chí Phúc

Khi Bè lũ bốn tên bị bắt vào cuối của cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1976, Nghê đã được phái đến Thượng Hải để tiếp nhận lực lượng dân quân và công đoàn của thành phố, các lực lượng lúc đó đã được đặt dưới sự kiểm soát của Vương Hồng Văn, một thành viên của Bè lũ bốn tên. Ông cũng đã được bổ nhiệm Bí thư Đảng lần thứ hai (Phó Bí thư) của Thượng Hải. Sau đó ông được điều chuyển trở lại Bắc Kinh vào năm 1977 để giữ cương vị Bí thư thứ hai của thủ đô. Cùng năm đó, ông được bầu làm ủy viên của Bộ Chính trị khóa 11.

Tại đại hội lần thứ 9 Công đoàn Trung Quốc trong năm 1978, Nghê Chí Phúc được bầu làm Chủ tịch Tổng hội Toàn quốc (Công đoàn), được xem như là một sự thay đổi đáng chú ý một phần vì tuổi ông còn tương đối trẻ. Ông đã giữ cương vị Chủ tịch Công đoàn Trung Quốc trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp, cho đến năm 1993, và đã được tái bầu vào Bộ Chính trị khóa 12 vào năm 1982. Từ tháng 10 năm 1984 đến tháng năm 1987, ông đồng thời giữ chức Bí thư Thị ủy Thiên Tân[5]. Từ năm 1988-1998 ông giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc. Năm 1999, ông trở thành Chủ tịch của Hiệp hội các nhà phát minh của Trung Quốc, cơ quan ông đã đồng sáng lập vào năm 1985. Ông được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc bảy nhiệm kỳ liên tiếp, từ khóa 9 năm 1969 cho đến khi cuối khóa 15 vào năm 2002[1].

Ông qua đời vì bệnh ngày 24/4/2013 tại Bắc Kinh[3].